Lịch sử hình thành, phát triển của chữ thái Việt Nam

Thứ hai - 13/04/2015 23:59
Chữ Thái ở Việt Nam Theo cuộc tổng điều tra dân số ở Việt Nam do Tổng cục Thống kê tiến hành ngày 1/4/1999, dân tộc Thái có 1 328 725 người, đông thứ ba sau người Kinh và Tày.

I. Các mẫu tự Thái ở Việt Nam
Ở Việt Nam, Thái là dân tộc thiểu số có tiếng nói và sớm có chữ viết riêng. Theo cuốn Quan Tô Mương (kể chuyện Mường) thì chữ Thái Đen dòng Tạo Xuông, Tạo Ngần ở đất Mường Lò (nay là huyện Văn Trấn và thị xã Nghĩa Lộ - Yên Bái) đã có từ thế kỉ XI.

Có lẽ do trước đây, kém tiếp xúc giữa các vùng nên người Thái đã cho ra đời 8 loại hình kí tự cổ khác nhau. Tuy nhiên, cả 8 loại hình kí tự ấy đều bén rễ từ một gốc chữ Sanscrit (Ấn Độ) thông qua mẫu tự Khmer. Chúng hoàn toàn giống nhau về nguyên tắc dùng phụ âm, nguyên âm để ghép vần ghi được âm tiết Thái. Tám loại hình kí tự cổ đó là:
1. Chữ Thái Đen ở các huyện thuộc tỉnh Lai Châu, Sơn La, Yên Bái, Lào Cai.
2. Chữ Thái Trắng ở huyện Phong Thổ.
3. Chữ Thái Trắng ở huyện Mường Lay, Mường Tè (Lai Châu cũ).
4. Chữ Thái Trắng ở huyện Phù Yên.
5. Chữ Thái Trắng ở huyện Mộc Châu (Sơn la), Mai Châu, Đà Bắc (Hoà Bình).
6. Chữ Thái Đen - Tay Thanh ở miền Tây Thanh Hoá và Nghệ An.
7. Chữ Thái ở Châu Quỳ (Ngệ An).
8. Chữ Thái mang tên Lai Pao ở huyện Tương Dương (Nghệ An).

 

II. Chữ Thái trong lịch sử

II.1. Trước khi thực dân Pháp xâm lược đất nước và miền quê hương

Chắc chắn chữ Thái là phương tiện duy nhất để ghi chép các thông tin kinh tế, xã hội, văn hoá của dân tộc. Và như thế chữ Thái cổ đã trở thành di sản văn hoá của tộc người và nhân dân Thái.

II.2. Trong thời kì Pháp thuộc và tiền khởi nghĩa tháng 8/1945

Năm 1943, một giáo sĩ đạo tin lành tên là Jean Funé đã đến thị xã Sơn La để truyền đạo. Ông đã cùng một số trí thức Thái nghiên cứu và cải tiến chữ Thái Đen để phổ biến kinh thánh. Việc không thành vì người Thái không ai theo đạo.

Chữ Thái tuy không được đem ra dạy ở trường sở, nhưng lại được dùng một cách rộng rãi trong sinh hoạt hàng ngày. Mọi công văn giấy tờ ở cấp Châu Mường (tương đương với huyện ngày nay) đều dùng tiếng và chữ Thái.

II.3. Trong kháng chiến chống thực dân xâm lược Pháp và can thiệp Mĩ (1946-1954)

Phía ta:

vẫn tiếp tục dùng chữ Thái như một phương tiện để tập hợp lực lượng kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mĩ.

Tiếp đó là những bài thơ vận động kháng chiến bằng chữ Thái của các nhà thơ: Lò Văn Mười, Hoàng Nó, Lương Quy Nhơn, Cầm Biêu... Bài thơ nào cũng sôi sục đầy khí phách của một dân tộc anh hùng.

Năm 1953, theo gợi ý của Bác Hồ muôn vàn kính yêu, cụ Sa Văn Minh, Lò Văn San nguyên đại biểu quốc hội khoá I đã tập hợp trí thức người Thái để thành tổ chức trực thuộc Ty Giáo dục Sơn La, về sau là Sở Giáo dục khu Tây Bắc để nghiên cứu thống nhất chữ Thái.

Phía địch:

Sau khi tạm chiếm vùng Tây Bắc, năm 1949 người Pháp và chính quyền tay sai đã không dùng chữ Thái cổ nữa, thay vào đó là bộ chữ Thái la tinh do chuyên gia Pháp tên là Martini đứng đầu. Mẫu tự la tinh này lấy chữ Pháp làm nền, dùng tiếng Thái Trắng ở Mường Lay làm chuẩn và vẫn giữ cấu trúc phụ âm đôi gồm tổ thấp và tổ cao

II.4. Sự ra đời của chữ Thái Thống nhất và Cải tiến

Trước tiên xin khẳng định một điều rằng, việc thống nhất và cải tiến chữ Thái ở vùng Tây bắc vốn có các mẫu tự: 1, 2, 3, 4, 5 khác nhau không phải là tự phát mà là sản phẩm của cách mạng do Đảng, Chính phủ và Bác Hồ chủ trương. Ban lãnh đạo khu uỷ Tây Bắc cũ là cơ quan lãn hđạo trực tiếp, chính quyền khu, tỉnh, cụ thể là Sở và các Ti Giáo dục là cơ quan tổ chức thực hiện. Việc thực hiện chủ trương này diễn ra hai quá trình liên tục:

II.4.1 Chữ Thái thống nhất

Cuối năm 1954 bộ chữ Thái mang tên Thống nhất ra đời. Chúng ta có thể coi đây là bước đi ban đầu. Sau khi đem bộ chữ này đi dạy ở các lớp bổ túc văn hoá và cấp I phổ thông với 41 cơ sở trường lớp niên khoá 1956-1957 trong toàn khu; sau khi đúc thành thỏi chữ bằng hợp kim chì thiếc, chữ Thái Thống nhất được xếp thành bản chữ in máy (typography) đã bộc lộ nhiều nhược điểm cần được cải tiến và làm cho khoa học thêm một bước.

II.4.2 Chữ Thái cải tiến

Năm 1957 bộ phận nghiên cứu chữ Thái của khu Tây Bắc lại bắt đầu tiến hành công việc. Cuối năm 1958 bộ chữ Thái Thống nhât mang tên Chữ Thái Cải tiến ra đời. Các lớp học chữ Thái trong toàn khu tự trị Tây Bắc cũ tiếp tục được duy trì, phát triển và nhanh chóng chuyển đổi sang dùng bộ chữ cải tiến trong các niên khoá từ năm 1957-1958. Phương tiện in ti pô không dùng được nên buộc lòng bộ phận tu thư của khu Tự trị tây Bắc thời bấy giờ đã phải dùng phương pháp viết tay để chụp, in trên bản kẽm (zincography). Chữ Thái Cải tiến với chương trình học song ngữ được gọi là chương trình học xen kẽ thời đó đã có tác dụng rất tốt. Ngày 27/11/1961 thay mặt Hội đồng Chính phủ, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã kí Nghị định số 206/CP cho phép vùng người Thái sử dụng chữ Thái.

Các bạn có thể tham khảo thêm về lịch sử chữ Thái tại đây (tải về file PDF gồm 12 trang đầy đủ, chi tiết,..)

Nguồn tin: Sưu tập trên internet


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chuyển đổi số Điện Biên
Violympic Toán
Violympic Tiếng Anh - goIOE - Hấp dẫn - mê say - thấy ngay kết quả
Du Lịch điện biên
Liên kết
Thống kê
  • Đang truy cập29
  • Hôm nay1,007
  • Tháng hiện tại25,630
  • Tổng lượt truy cập8,152,098
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây