TẬP HUẤN DẠY HỌC TÍCH CỰC, KỶ LUẬT TÍCH CỰC

Thứ hai - 10/12/2018 20:19
TẬP HUẤN  DẠY HỌC TÍCH CỰC, KỶ LUẬT TÍCH CỰC
Có người nói rằng: “Một lời bất cẩn có thể gây bất hòa. Một lời độc ác có thể làm hỏng cả cuộc đời. Một lời đúng lúc có thể làm giảm căng thẳng. Một lời yêu thương có thể đem lại hạnh phúc.” Câu nói đó đã cho thấy sức mạnh vô hình của một lời nói đối với cuộc đời một người. Trong nghề dạy học, một lời nói, một cử chỉ, một hành động của giáo viên không chỉ ảnh hưởng đến một người mà thậm chí còn quyết định tương lai của cả một thế hệ học sinh.
Trong thời gian gần đây, khái niệm dạy học tích cực, kỉ luật tích cực đang được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm bởi tính ưu việt của nó trong dạy học và giáo dục học sinh. Nhận thức được vai trò của dạy học tích cực cũng như kỉ luật tích cực trong giáo dục nhà trường, Trường PTDTNT THPT huyện Mường Ảng ra Công văn số 484/ PTDTNTMA  ngày 30/11/2018 về việc Tập huấn, bồi dưỡng về dạy học tích cực và kỉ luật tích cực của Bộ Giáo dục và Đào tạo tới thể giáo viên trong toàn trường.
Theo kế hoạch, đúng 14h ngày 6/12/2018 toàn thể giáo viên nhà trường đã có mặt đầy đủ tại Hội trường để tham gia buổi tập huấn.
1
Toàn thể giáo viên trong trường tham gia tập huấn
Mở đầu buổi tập huấn, thầy Nguyễn Tiên Phong – Phó Hiệu trưởng đã giới thiệu đến toàn thể thầy cô trong  nhà trường về nội dung kỉ luật tích cực. Theo thầy để kỉ luật tích cực thì mỗi người giáo viên cần tự mình thay đổi quan niệm, nhận thức về giáo dục và kỉ luật. Khi “thầy cô chúng ta đã thay đổi” thì sẽ có cách xử lí mềm dẻo, khéo léo và hiệu quả hơn khi học trò của mình mắc lỗi. Nói theo cách khác, kỉ luật tích cực chính là giáo viên dạy học sinh tự hiểu hành vi của mình, có trách nhiệm đối với sự lựa chọn của mình, biết tôn trọng mình và tôn trọng người khác.
2
Thầy Nguyễn Tiên Phong trình bày về phương pháp kỉ luật tích cực
Nội dung thứ 2 của buổi tập huấn là Phương pháp dạy học tích cực. Trong nội dung này, ba thầy cô đại diện cho ba tổ chuyên môn chia sẻ kinh nghiệm với tập thể về các phương pháp dạy học của mình. Đầu tiên, thầy Nguyễn Văn Trường – Tổ Tổng hợp chia sẻ kinh nghiệm về một tiết dạy ngoại khóa môn tiếng Anh về chủ đề Văn hóa của dân tộc Thái. Trong tiết dạy của mình, thầy cho các em học sinh tự trình bày về những nét đẹp văn hóa ẩm thực, trang phục, lễ hội… của dân tộc Thái mà các em biết.
3
Thầy Nguyễn Văn Trường chia sẻ kinh nghiệm khi dạy tiết ngoại khóa về Văn hóa địa phương
Tiếp theo, cô giáo Nguyễn Thị Hồng - giáo viên môn Lịch sử trình bày về một tiết dạy có sự áp dụng của phương pháp tổ chức thảo luận nhóm của học sinh.
4
Cô giáo Nguyễn Thị Hồng  chia sẻ kinh nghiệm về tiết dạy sử dụng phương pháp thảo luận nhóm
Cũng trong buổi tập huấn, cô giáo Đỗ Thị Ánh – giáo viên môn Vật lí chia sẻ kinh nghiệm về một tiết dạy thực hành. Trong tiết học, cô đã yêu cầu học sinh thực hành phương pháp dạy học theo góc để học sinh tự tìm ra những cách sử dụng tiết kiệm điện cho gia đình. Sau đó, các học sinh trao đổi kinh nghiệm với nhau và đưa ra kết quả thảo luận. Với phương pháp này học sinh có thể tự bổ sung kiến thức của mình từ các bạn trong lớp.
5
Cô giáo Đỗ Thị Ánh – giáo viên môn Vật lí chia sẻ kinh nghiệm
Cuối cùng, cô giáo Phan Thị Xuân đã chia sẻ kinh nghiệm của mình với mọi người về cách thức tổ chức các phương pháp dạy học tích cực hay được áp dụng như: phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp giải quyết tình huống có vấn đề, phương pháp mảnh ghép…để đạt được hiệu quả cao nhất.
Untitled

Tuy thời gian tập huấn không nhiều nhưng chắc chắn mỗi thầy cô đã tích lũy được không ít những kinh nghiệm về kỉ luật tích cực và dạy học tích cực để áp dụng vào công việc giảng dạy của mình. Tôi tin với kiến thức chuyên môn và tấm lòng của một nhà giáo các thầy cô sẽ luôn đem đến cho học sinh của mình những kiến thức lí thú và mới mẻ.
6
Toàn cảnh buổi tập huấn
Người đưa tin: Phạm Thị Hằng – GV trường PTDTNT THPT huyện Mường Ảng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây